Nhà khoa học gốc Trung Sun Song hồi hương để làm việc tại Trung Quốc năm 2024 - Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST Theo South China Morning Post, năm 2024 nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã "đầu quân" cho các trường, viện nghiên cứu ở Trung Quốc, gồm những...
Nhà khoa học gốc Trung Sun Song hồi hương để làm việc tại Trung Quốc năm 2024 - Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Theo South China Morning Post, năm 2024 nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã "đầu quân" cho các trường, viện nghiên cứu ở Trung Quốc, gồm những người gốc Trung và không có gốc Trung.
Đầu năm 2024, nhà hình học danh tiếng Sun Song đã rời Mỹ sau hơn một thập kỷ làm việc, từ chức giáo sư tại Đại học California, Berkeley, để gia nhập Viện Nghiên cứu cao cấp tại Đại học Chiết Giang.
Là ứng cử viên sáng giá cho Huy chương Fields - được ví như "Nobel" trong lĩnh vực toán học - ông Sun Song bày tỏ mong muốn thúc đẩy giáo dục toán học tại Trung Quốc.
Sun Song chỉ là một trong nhiều nhà khoa học và nhà toán học hàng đầu rời các quốc gia như Mỹ, Đức và Úc để trở về Trung Quốc trong năm nay.
Nhiều người chia sẻ rằng họ bị thu hút bởi tiềm lực khoa học ngày càng lớn của Trung Quốc, hy vọng đóng góp vào sự phát triển của đất nước và đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các dự án nghiên cứu.
Robot 'bắt chước' vòi voi, có thể nâng vật nặng gấp 260 lầnĐỌC NGAYDù một số nhà toán học, bao gồm Peter Sarnak - người đoạt giải Shaw về khoa học toán học năm nay - cho rằng Trung Quốc vẫn còn thua Mỹ vài thập kỷ trong lĩnh vực toán học, nhưng ông cũng công nhận Trung Quốc đang trở thành một đối thủ nặng ký với lượng nhân tài dồi dào.
Trước khi tuyển dụng Sun Song, Đại học Chiết Giang đã mời được nhà hình học Ruan Yongbin từ Đại học Michigan vào năm 2021 và nhà lý thuyết số Liu Yifei từ Đại học Harvard năm 2022.
Nhà toán học Nhật Bản Kenji Fukaya, nổi tiếng với công trình nghiên cứu về hình học đối xứng và hình học Riemannian, cũng rời Đại học Stony Brook của Mỹ để trở thành giáo sư toàn thời gian tại Đại học Thanh Hoa, Vì sao nhiều người không cập nhật được thời hạn bằng lái xe mới đổi lên VNeID? Trung Quốc. Ông hy vọng ngày càng nhiều nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc trở về để giảng dạy và xây dựng một cộng đồng toán học chất lượng cao.
Cuối năm 2024, Reuters: Máy bay Azerbaijan chở 67 người rơi do bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ hai nhà toán học đoạt giải thưởng khác đã trở về Trung Quốc sau hàng thập kỷ giảng dạy ở nước ngoài.
Nguyên Khang tiết lộ góc khuất sau ánh hào quang sân khấu với MC Huyền Châu châu Âu sang Trung Quốc - Ảnh 3." title="" rel="lightbox" photoid="796938635808706560" data-original="https://cdn.tuoitre.vn/471584752817336320/2024/12/27/nha-khoa-hoc-trung-quoc-ve-nuoc-lam-viec-17352689756932075911675.jpg" type="photo" style="max-width:100%;" width="2000" height="1498" loading="lazy">
Giáo sư Ma Xiaonan, hưởng bảo hiểm y tế 100% chuyên gia toán hàng đầu, Nhìn lại thế giới 2024: Nâng tầm giá trị Việt Nam cũng hồi hương năm 2024 - Ảnh: WUHAN UNIVERSITY
Giáo sư Ma Xiaonan, chuyên gia hàng đầu về phân tích toàn cầu trên đa tạp và hình học phức, đã gia nhập Viện Toán học Chern tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân.
Ma cho biết ông bị thu hút bởi "nền tảng học thuật vững chắc và tinh thần đổi mới" của viện, cùng với mong muốn phát triển thế hệ tài năng mới với kỹ năng sáng tạo và tầm nhìn toàn cầu.
Ngoài ra, nhà toán học người Úc gốc Trung Quốc Wang Zuzjia cũng đã trở về quê nhà Hàng Châu sau gần 30 năm, để gia nhập Đại học Tây Hồ.
Wang, người nổi tiếng với công trình về phương trình vi phân, từng nhận huy chương của Hội Toán học Úc năm 2002 và huy chương vàng tại Giải Toán học Morningside năm 2007 - được ví như "Huy chương Fields của Trung Quốc".
Theo nhận định của South China Morning Post, sự trở về của các nhà khoa học danh tiếng này đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền toán học Trung Quốc, đồng thời đặt ra thách thức cho các quốc gia phương Tây trong việc giữ chân nhân tài.
Nhà vật lý Gérard Mourou "đầu quân" cho Đại học Bắc Kinh - Ảnh: CNN
7 nhà khoa học hàng đầu rời phương Tây đến Trung Quốc năm 2024South China Morning Post thống kê 7 nhà khoa học hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đã chọn rời Mỹ, châu Âu để đến làm việc tại Trung Quốc, bao gồm cả những người gốc Trung và không có gốc Trung.
1. Nhà khoa học ung thư hàng đầu Sun Shao-Cong:
Sau ba thập kỷ làm việc xuất sắc tại Mỹ, nhà nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới Sun Shao-Cong đã trở về Trung Quốc để thành lập một phòng thí nghiệm mới tại Bắc Kinh.
2. Nhà khoa học laser đoạt giải Nobel Gérard Mourou:
Nhà vật lý người Pháp Gérard Mourou - người từng đoạt giải Nobel - đã gia nhập khoa vật lý tại Đại học Bắc Kinh với vai trò giáo sư chủ tịch.
Ông được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập một viện nghiên cứu tập trung vào các dự án hợp tác quốc tế.
3. Nhà toán học danh tiếng Kenji Fukaya:
Nhà toán học người Nhật Bản Kenji Fukaya - từng đoạt nhiều giải thưởng danh giá - đã rời Đại học Stony Brook, Mỹ để trở thành giáo sư toàn thời gian tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc.
4. Nhà toán học danh tiếng Ma Xiaonan:
Nhà toán học người Trung Quốc Ma Xiaonan, với sự nghiệp kéo dài hàng thập kỷ ở châu Âu, đã chuyển đến làm việc tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân.
5. Giáo sư người Anh Zhang Yonghao:
Sau hơn 20 năm làm việc tại Anh, nhà vật lý nổi bật Zhang Yonghao - người chuyên nghiên cứu về chất lỏng siêu tốc - đã gia nhập phòng thí nghiệm siêu thanh quốc gia mới của Trung Quốc ở Bắc Kinh.
6. Chuyên gia khí hậu toàn cầu Chen Deliang:
Sau hơn ba thập kỷ làm việc ở châu Âu - chuyên gia hàng đầu về khí hậu Chen Deliang, thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển - đã trở về Trung Quốc để đảm nhận vị trí toàn thời gian tại Đại học Thanh Hoa.
7. Nhà toán học nổi tiếng Wang Xujia:
Wang Xujia - nhà toán học nổi tiếng người Úc gốc Trung Quốc và là thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Úc - đã trở về quê nhà Hàng Châu để gia nhập Đại học Tây Hồ, một ngôi trường danh giá của Trung Quốc, sau gần ba thập kỷ làm việc ở nước ngoài.
Nhiều trí thức Trung Quốc "đi học không trở về"Ở chiều ngược lại, nhiều trí thức Trung Quốc sau khi hoàn thành chương trình học tập hoặc nghiên cứu tại các quốc gia phương Tây đã không trở về nước. Theo một báo cáo của Nature vào năm 2017, hơn 85% sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài không trở về nước, một phần lớn trong số đó ở lại Mỹ để theo đuổi sự nghiệp khoa học. Điều này phản ánh sức hút từ các điều kiện nghiên cứu tiên tiến và cơ hội phát triển sự nghiệp tại Mỹ và châu Âu.
Theo ScienceMag, Mỹ và các quốc gia châu Âu có chính sách hấp dẫn để thu hút nhân tài quốc tế, bao gồm cả các nhà khoa học Trung Quốc. Các chương trình như H-1B tại Mỹ hoặc Blue Card Scheme tại EU giúp nhiều nhà nghiên cứu tài năng từ Trung Quốc tiếp cận với cơ hội việc làm và tài trợ nghiên cứu.
Trong khi đó, theo The Scientist, các nhà khoa học Trung Quốc nổi bật trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, khoa học vật liệu và y học thường chọn ở lại nước ngoài vì họ nhận được sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ các tổ chức như NIH (National Institutes of Health, Mỹ) hoặc ERC (European Research Council). Sự vắng mặt của họ gây áp lực lớn đối với năng lực cạnh tranh khoa học của Trung Quốc trên trường quốc tế.